Ủy ban nhân dân xã ban hành Kế hoạch cải cách hành chính
nhà nước số 06/KH-UBND ngày 14/01/2024 với chủ đề “Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn,
hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; nâng cao mức độ hài lòng của người
dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
19/02/2025
Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính
phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 của Thủ tướng
Chính phủ về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính
giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 07/9/2021 của
Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc nâng cao các Chỉ số PAR
Index, SIPAS, PAPI, PCI của tỉnh giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Kế hoạch số 3612/KH-UBND ngày 29/9/2021 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2025 tỉnh Bình Thuận; Kế
hoạch số 2621/KH-UBND ngày 11/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về điều chỉnh, bổ sung
Kế hoạch số 3612/KH-UBND ngày 29/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về cải cách hành chính
nhà nước giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Kế hoạch số 165/KH-UBND
ngày 19/11/2021 của UBND huyện Tánh Linh về Cải cách hành chính nhà nước, giai
đoạn 2021-2025 huyện Tánh Linh;
Căn cứ Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 28/11/2021 của UBND
xã La Ngâu về Cải cách hành chính nhà nước, giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Kế hoạch số 12/KH-UBND
ngày 13/01/2025 của UBND huyện Tánh Linh về cải cách hành chính nhà nước năm 2025 của huyện;
Ủy ban nhân dân xã ban hành Kế hoạch cải cách hành chính
nhà nước số 06/KH-UBND ngày 14/01/2024 với chủ đề “Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn,
hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; nâng cao mức độ hài lòng của người
dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
Theo đó, kế hoạch nhằm tiếp tục đẩy mạnh
công tác CCHC. Tiếp tục hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng chính quyền điện
tử, chính quyền số, nâng cao chất lượng dịch vụ công; cải cách thủ tục hành
chính (TTHC) nhằm rút ngắn thời gian, giảm kinh phí, đáp ứng nhu cầu thiết thực
của người dân và doanh nghiệp trong giải quyết TTHC; cải thiện môi trường đầu
tư, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Duy trì và nâng cao Chỉ số CCHC (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ
chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) của xã.
Tiếp tục thực hiện 06 nội dung chủ yếu: Cải
cách thể thế; Cải cách TTHC, Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, Cải
cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển chính quyền
điện tử, chính quyền số.
Bên cạnh đó, đề ra các giải pháp thực
hiện như: Người đứng đầu cơ quan tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành việc
triển khai, thực hiện CCHC; chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, thống nhất việc
xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch trong phạm vi quản lý, xác định nhiệm vụ
CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của năm và giai đoạn. Bố trí đội ngũ
công chức có năng lực, chuyên môn thực hiện nhiệm vụ CCHC; thường xuyên đào tạo,
bồi dưỡng góp phần nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ công chức tham mưu
nhiệm vụ CCHC của cơ quan.
Đẩy
mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông, chuyển đổi số, phát huy
các kết quả đã đạt được nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, chất lượng phục
vụ các dịch vụ công và chất lượng hoạt động của địa phương.
Nguyễn Thị Giang